Người mẹ kiên cường nỗ lực thoát nghèo với sự hỗ trợ của chương trình “Sứ mệnh của Nấm”

Ms Muon with her growing house
Chị Đoàn Thị Muôn (Cam Thành, Cam Lộ) trong nhiều năm vất vả với nghề thu mua và buôn bán phế liệu để lo miếng ăn, cái mặc cho ba đứa con. Năm 2000, chị đã bị buộc phải thôi việc do sinh con thứ ba khi đang là giáo viên mầm non. Không có nhiều đất để canh tác, chị không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buôn bán phế liệu. Đã 12 năm nay, trời nắng cũng như trời mưa, đông cũng như hè, ngày nào chị cũng phải đạp xe hơn 10 cây số đi đến từng nhà mua lẻ các thứ người ta thải ra, không dùng đến nữa. Kết quả là chị bị viêm và thoái hóa cột sống. Chị lo rằng chị sẽ không còn đủ sức để tiếp tục nghề thu mua phế liệu kiếm tiền nuôi con.
Chị Muôn kể rằng, ngày nào may mắn thì chị kiếm được 30 ngàn. Với những người khác họ còn có ngày nghỉ khi bị ốm đau, nhưng chị thì không. “Nếu tôi nghỉ làm một ngày nghĩa là ngày đó các con tôi sẽ bị đói”. Mỗi khi chị nói, những vết sẹo trên mặt, trên cổ chị lại hiện lên. Đấy là những gì còn sót lại từ các mảnh bom đạn văng ra khi chị tình cờ chứng kiến một tai nạn bom mìn lúc còn nhỏ.
Cậu con trai lớn nhất của chị năm ngoái đã phải bỏ học đi Sài gòn kiếm việc làm vì chị không đủ tiền nộp học phí cho con. Chị nghẹn ngào “Nó nghị lực lắm. Nếu tôi kiếm được nhiều tiền hơn, nó đã có thể học tiếp, có khi lên đến đại học ”
Tháng 10 này là một thời điểm đáng nhớ đối với chị Muôn và 99 hộ gia đình khác nữa khi họ bắt đầu tiếp nhận các bịch nấm từ chương trình Nấm. Họ đang bắt đầu một mùa nấm linh chi hứa hẹn sẽ mang lại thu nhập cao cho gia đình họ. Chị Muôn giờ đây đang bận rộn với việc chuẩn bị nhà trồng nấm do chương trình hỗ trợ. Chị hoàn toàn bị thuyết phục rằng với giá trị kinh tế cao mà sự lưu hành ngày càng phổ biến của nấm linh chi dược liệu sẽ mang đến hy vọng mới về cải thiện đời sống kinh tế cho gia đình chị và những người đồng cảnh ngộ.
Chị Muôn được chọn tham gia chương trình Nấm từ đầu năm nay. Chị và các nạn nhân bom mìn khác, cũng như những người có hoàn cảnh khó khăn ở Cam Lộ đã được chương trình Nấm tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng nấm, và được hỗ trợ nhà trồng nấm kiên cố.
"Chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn kỹ thuật của cán cán bộ chương trình Nấm, tôi có thể có được thu nhập khoảng bốn triệu đồng sau sáu tháng chăm sóc 500 bịch đứng cạnh nhà trồng nấm sắp sửa hoàn thành của mình.
Chị Muôn hy vọng thu nhập mang lại từ việc trồng nấm linh chi sẽ giúp chị có đủ tiền mua thuốc chữa bệnh và đóng học phí cho con. Chị bộc bạch “Nếu mọi việc thuận lợi, tôi đang nghĩ đến việc từ bỏ nghề thu gom phế liệu và chỉ tập trung vào nghề nấm vì nghề nấm mang lại thu nhập cao hơn mà lại đỡ cực nhọc hơn”.
Khởi xướng vào năm 2009, sứ mệnh của Nấm mang sứ mệnh cải thiện cuộc sống trẻ thơ và giảm tình trạng nghèo nàn của hàng trăm những người sống trong vùng đất bom đạn, các tai nạn UXO và gia đình của họ. Chương trình được tài trợ bởi Văn phòng giảm bớt và loại bỏ vũ khí, Bộ Ngoại Giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Các cơ sở nấm ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị xử lý, đóng gói và đưa ra thị trường sản phẩm nấm mua từ người nông dân. Trong tương lai, lợi ích từ việc bán nấm được kì vọng vào việc tái đầu tư để gây quỹ loại bỏ bom mình của tỉnh Quảng Trị.
Nguồn: Landmine Vietnam
Hãy hỗ trợ chúng tôi: Vẫn còn rất nhiều bà mẹ đơn thân trong danh sách chờ nhưng chương trình này không thể hỗ trợ được hết tất cả do ngân sách có hạn. Chúng tôi đang tìm kiếm các nguồn tài trợ và rất cảm kích nếu bạn có thể quyên góp hoặc trở thành thành viên của nhóm gây quỹ cho dự án. Nếu quý vị muốn quyên góp cho chúng tôi, hãy quyên góp tại đây. Nếu quý vị mong muốn trở thành thành viên nhóm gây quỹ, đăng kí ở đây hoặc gửi thư điện tử cho chúng tôi.
Chị Muôn kể rằng, ngày nào may mắn thì chị kiếm được 30 ngàn. Với những người khác họ còn có ngày nghỉ khi bị ốm đau, nhưng chị thì không. “Nếu tôi nghỉ làm một ngày nghĩa là ngày đó các con tôi sẽ bị đói”. Mỗi khi chị nói, những vết sẹo trên mặt, trên cổ chị lại hiện lên. Đấy là những gì còn sót lại từ các mảnh bom đạn văng ra khi chị tình cờ chứng kiến một tai nạn bom mìn lúc còn nhỏ.
Cậu con trai lớn nhất của chị năm ngoái đã phải bỏ học đi Sài gòn kiếm việc làm vì chị không đủ tiền nộp học phí cho con. Chị nghẹn ngào “Nó nghị lực lắm. Nếu tôi kiếm được nhiều tiền hơn, nó đã có thể học tiếp, có khi lên đến đại học ”
Tháng 10 này là một thời điểm đáng nhớ đối với chị Muôn và 99 hộ gia đình khác nữa khi họ bắt đầu tiếp nhận các bịch nấm từ chương trình Nấm. Họ đang bắt đầu một mùa nấm linh chi hứa hẹn sẽ mang lại thu nhập cao cho gia đình họ. Chị Muôn giờ đây đang bận rộn với việc chuẩn bị nhà trồng nấm do chương trình hỗ trợ. Chị hoàn toàn bị thuyết phục rằng với giá trị kinh tế cao mà sự lưu hành ngày càng phổ biến của nấm linh chi dược liệu sẽ mang đến hy vọng mới về cải thiện đời sống kinh tế cho gia đình chị và những người đồng cảnh ngộ.
Chị Muôn được chọn tham gia chương trình Nấm từ đầu năm nay. Chị và các nạn nhân bom mìn khác, cũng như những người có hoàn cảnh khó khăn ở Cam Lộ đã được chương trình Nấm tập huấn kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng nấm, và được hỗ trợ nhà trồng nấm kiên cố.
"Chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn kỹ thuật của cán cán bộ chương trình Nấm, tôi có thể có được thu nhập khoảng bốn triệu đồng sau sáu tháng chăm sóc 500 bịch đứng cạnh nhà trồng nấm sắp sửa hoàn thành của mình.
Chị Muôn hy vọng thu nhập mang lại từ việc trồng nấm linh chi sẽ giúp chị có đủ tiền mua thuốc chữa bệnh và đóng học phí cho con. Chị bộc bạch “Nếu mọi việc thuận lợi, tôi đang nghĩ đến việc từ bỏ nghề thu gom phế liệu và chỉ tập trung vào nghề nấm vì nghề nấm mang lại thu nhập cao hơn mà lại đỡ cực nhọc hơn”.
Khởi xướng vào năm 2009, sứ mệnh của Nấm mang sứ mệnh cải thiện cuộc sống trẻ thơ và giảm tình trạng nghèo nàn của hàng trăm những người sống trong vùng đất bom đạn, các tai nạn UXO và gia đình của họ. Chương trình được tài trợ bởi Văn phòng giảm bớt và loại bỏ vũ khí, Bộ Ngoại Giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Các cơ sở nấm ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị xử lý, đóng gói và đưa ra thị trường sản phẩm nấm mua từ người nông dân. Trong tương lai, lợi ích từ việc bán nấm được kì vọng vào việc tái đầu tư để gây quỹ loại bỏ bom mình của tỉnh Quảng Trị.
Nguồn: Landmine Vietnam
Hãy hỗ trợ chúng tôi: Vẫn còn rất nhiều bà mẹ đơn thân trong danh sách chờ nhưng chương trình này không thể hỗ trợ được hết tất cả do ngân sách có hạn. Chúng tôi đang tìm kiếm các nguồn tài trợ và rất cảm kích nếu bạn có thể quyên góp hoặc trở thành thành viên của nhóm gây quỹ cho dự án. Nếu quý vị muốn quyên góp cho chúng tôi, hãy quyên góp tại đây. Nếu quý vị mong muốn trở thành thành viên nhóm gây quỹ, đăng kí ở đây hoặc gửi thư điện tử cho chúng tôi.